Marketing căn bản nội dung chi tiết dành cho người mới

MENU

0913 224 328 Số 15, liền kề 13, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội

Marketing căn bản nội dung chi tiết dành cho người mới

07/06/2021 manage

Marketing căn bản có thể là khái niệm quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đam mê về kinh doanh. Nhưng để hiểu sâu, hiểu kỹ về marketing căn bản thì chưa chắc ai cũng nắm rõ. Chính vì thế ở bài viết này, CEO Promarketing sẽ chia sẻ một cách chi tiết nhất để các bạn có được cái nhìn rõ nét nhất về marketing căn bản cũng như tầm quan trọng.

Marketing căn bản nội dung chi tiết

I. Tìm hiểu về Marketing căn bản


1. Sự thay đổi của Marketing căn bản trong thời đại công nghệ số
  • Có thể nói marketing xuất hiện và phát triển từ xa xưa nhưng chưa được định nghĩa rõ như hiện nay. Marketing được chia thành 2 mảng đó là marketing truyền thống và marketing hiện đại.
  • Marketing truyền thống là hình thức marketing thụ động. Là giải pháp bán hết sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn có. Sản phẩm/dịch vụ sẽ được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Tập trung vào sản xuất, với triết lý và tư duy “bán hết những gì mình có”. Bài toán tồn kho và lợi nhuận tối đa được doanh nghiệp hướng đến.
  • Marketing hiện đại thì ngược lại là hình thức marketing chủ động. Với phương thức là lan tỏa. Thay vì “bán hết những gì mình có” thì marketing hiện đại sẽ chú trọng đưa ra những mục tiêu như thị trường, khách hàng. Làm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn, giải pháp xử lý khi khách hàng gặp phải. Từ đó doanh nghiệp sẽ linh hoạt và cảm nhận được mọi yếu tố
  • Chính vì vậy thay đổi tư duy chiến lược là điều hoàn toàn cần thiết. Hãy bán và khai thác tối đa những gì khách hàng cần, nhu cầu thị trường cần. Thay vì bán sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bạn đang có. Ngày xưa quan niệm marketing căn là môn nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo, khả năng luôn lách,… vượt đối thủ để đếm sản phẩm tới khách hàng. Nhưng ngày nay thì khác, marketing là môn nghệ thuật khó đòi hỏi doanh nghiệp phải hội tụ đầy đủ và cao siêu hơn như khoa học, công thức, chiến lược, hoạch định, phân tích, nghiên cứu, giải pháp,…
2. Định nghĩa về Marketing căn bản
  • Marketing căn bản là hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn giữa con người với con người thông qua trao đổi. Là quá trình quản lý mang tính cộng đồng, từ đó mà các cá nhân hoặc nhóm người sẽ nhận được cái mà họ muốn thông qua việc trao đổi sản phẩm.
  • Tạo dựng lòng tin, cách sống,… là những gì mà marketing căn bản mang lại. Những người kinh doanh sẽ tìm mọi cách để làm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng ( khách hàng ). Từ đó tạo ra những sản phẩm/dịch vụ phù hợp với người tiêu dùng có khả năng chi trả.
  • Marketing căn bản có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực như: Hình thành giá cả, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán lẻ, quảng cáo…
3. Vai trò của Marketing căn bản trong kinh doanh
  • Marketing chắc chắn là rất cần thiết trong nền kinh tế toàn cầu có tính cạnh tranh như hiện nay. Marketing căn bản thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Thông qua quá trình nghiên cứu marketing, thử nghiệm,…. Dựa trên mong muốn khách hàng doanh nghiệp sẽ nhận được tín hiệu tích cực từ khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ
  • Hiện nay thông qua các phương tiện truyền thông như quảng cáo truyền hình, mxh, PR,… marketing sẽ giúp truyền tải thông tin sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng, đó là cơ sở để khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp của bạn. Marketing căn bản giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu, sự uy tín, tầm ảnh hưởng, sức mạnh cạnh tranh,…
  • Marketing căn bản sẽ đem lại lợi nhuận khi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và bám sát thị trường. Thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào chiến lược marketing căn bản.

II. Nguyên tắc của marketing trong kinh doanh


1. Nhu cầu cơ bản:
  • Nhu cầu và mong muốn của khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp của bạn đưa ra tư duy chiến lược marketing. Nhu cầu, mong muốn của khách hàng là đa dạng và phức tạp như: ăn, mặc, sưởi ấm, sự an toàn,… hay nhu cầu về tình cảm như: sự thân thiết, gần gũi, uy tín, tình cảm,…. Nhu cầu và mong muốn phần nào hình thành bản tính con người. Hoàn toàn không phải do xã hội hay marketing căn bản tạo ra
  • Khách hàng có thể sẽ cảm thấy khó chịu,… khi không được thỏa mãn nhu cầu. Và nếu nhu cầu mang ý nghĩa lớn lao, quan trọng,… thì khách hàng sẽ càng cảm thấy khổ sở hơn. Khách hàng thường sẽ tìm ra 2 giải pháp khi họ không được thỏa mãn: 1 là tìm kiếm một điều gì đó có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu, 2 là cố gắng kiềm chế
2. Mong muốn:
  • Nhu cầu ( mong muốn ) thường sẽ tỉ lệ thuận với trình độ và tính cách của mỗi khách hàng. Mong muốn được thể hiện ngay từ trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng
  • Xã hội phát triển tạo ra nhiều hơn những sản phẩm/dịch vụ nhằm đáp ứng và tối ưu hơn cho cuộc sống. Đây phần nào cũng khiến nhu cầu của khách hàng ngày một tăng lên. Từ đó doanh nghiệp sẽ cố gắng thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa sản phẩm/dịch vụ của họ với khách hàng
3. Nhu cầu:
  • Theo nghiên cứu thì nhu cầu của khách hàng trong marketing căn bản là những mong muốn đi kèm trong quá trình mua/sử dụng dịch vụ. Mong muốn sẽ trở thành nhu cầu để thu hút và giữ chân khách hàng. Đưa ra sự đo lường về sản phẩm/dịch vụ xem có bao nhiêu khách hàng có đủ khả năng và thỏa mãn với sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bạn đang có.
  • Người được phụ trách về marketing căn bản sẽ quan sát những yếu tố như tác động của xã hội, nhu cầu, tính hấp dẫn, tài chính của khách hàng,… Từ đó sẽ đưa ra sản phẩm/dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Việc tiếp cận, bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng mục tiêu bao nhiêu thì đó là sự thành công của người làm marketing căn bản bấy nhiêu
4. Sản phẩm:
  • Marketing căn bản đối với sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận, tiêu thụ hay sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm là những vật hiện hữu như: oto, xe máy, tivi, tủ lạnh, máy giặt,… Dịch vụ là những thứ khách hàng không thể chạm vào
  • Tầm quan trọng của sản phẩm không nằm ở doanh nghiệp sở hữu chúng. Mà là cách doanh nghiệp làm sao để thỏa mãn được mong muốn của khách hàng. Khách hàng không mua sản phẩm mà họ mua lợi ích, công dụng mà sản phẩm doanh nghiệp bạn mang lại.

* Hãy chú trọng nhiều hơn đến giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đưa tới khách hàng. Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp của bạn chỉ chú trọng đến sản phẩm.

* Sản phẩm càng làm thỏa mãn như cầu khách hàng bao nhiêu thì càng dễ dàng được nhiều khách hàng chấp nhận. Doanh nghiệp của bạn cần phải xác định rõ ràng nhóm khách hàng muốn bán, cung cấp sản phẩm được nhiều nhóm mục tiêu càng tốt

5. Lợi ích:
  • Là những gì mà khách hàng mong đợi nhất khi mua hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bạn. Có thể là giá trị cốt lỗi của sản phẩm/dịch vụ, lợi ích đi kèm từ sản phẩm/dịch vụ như chất lượng, khả năng,….
  • Khách hàng khi mua, sử dụng sản phẩm/dịch vụ đều chỉ có khoản thu nhập nhất định. Cùng với đó là trình độ và sự hiểu biết, kinh nghiệm,… Trong tình huống đó khách hàng sẽ lựa chọn mua sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất nhằm đáp ứng sự thỏa mãn và lợi ích. Trong nguyên lý marketing căn bản doanh nghiệp cần lưu ý về chi phí khách hàng phải trả cho sản phẩm/dịch vụ có thực sự thỏa mãn hay không.
6. Chi phí:
  • Là chi phí khách hàng phải bỏ khi mua hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ bao gồm thời gian, sức lực, tinh thần,… để mua được sản phẩm. Khách hàng sẽ đánh giá toàn bộ yếu tố trên vào chi phí.
  • Dựa vào các yếu tố trên mà khách hàng đưa ra quyết định mua hàng hay không? Và doanh nghiệp khi bán hàng cần theo dõi khách hàng có thực sư hài lòng về sản phẩm/dịch vụ mà họ mong đợi hay không?
7. Sự thỏa mãn:
  • Chính là sự cảm nhận, sự hài lòng khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ đem lại cho họ. Có 3 mức độ để đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ: Khách hàng không hài lòng. Khách hàng hài lòng và khách hàng rất hài lòng. Những kỳ vọng về sản phẩm/dịch vụ của khách hàng được hình thành từ kinh nghiệm, từ chia sẻ của bạn bè – đồng nghiệp, từ thông tin – cam kết của doanh nghiệp. Từ chính marketing căn bản mà doanh nghiệp có thể tác động đến khách hàng. Làm thay sự kỳ vọng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ
  • Hai xu hướng doanh nghiệp cần tránh: 1. Làm khách hàng kỳ vọng quá cao về sản phẩm/dịch vụ nhưng thực tế lại khác, 2. Doanh nghiệp đưa ra kỳ vọng thấp hơn khả năng sản phẩm, mô hình chung sẽ làm hài lòng khách hàng nhưng điểm thu hút sẽ không cao, khách hàng quan tâm không nhiều.
  • Giải pháp marketing căn bản: gia tăng kỳ vọng của khách hàng tỷ lệ thuận với tính năng, công dụng của sản phẩm/dịch vụ. Khi doanh nghiệp lấy khách hàng là trung tâm, mục đích làm thỏa mãn sự kỳ vọng của khách hàng sẽ có thể mắc phải những trở ngại sau:
    + Tăng mức độ thỏa mãn khách hàng bằng cách giảm giá thành sản phẩm/dịch vụ hoặc thêm khuyến mại đi kèm. Lợi nhuận sẽ giảm.
    + Cải tiến sản xuất, tăng cường đầu tư – nghiên cứu, phát triển sản phẩm/dịch vụ hướng đến khách hàng, khả năng sinh lời cao
    + Đáp ứng nhóm lợi ích khác gồm: nhân viên, đại lý, cổ đông,…
8. Trao đổi và giao dịch:
  • Hoạt động marketing căn bản diễn ra khi khách hàng được thỏa mãn với sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp mang đến. Trao đổi là khái niệm, giá trị cốt lõi trong marketing căn bản. Để có trao đổi đúng nghĩa cần thỏa mãn điều kiện sau:
    + Có ít nhất 2 phía để trao đổi ( doanh nghiệp – khách hàng)
    + Giá trị cốt lỗi để có thể đối với bên kia
    + Khả năng truyền thông – phân phối
    + Tự do chấp nhận hoặc từ chối sản phẩm/dịch vụ bên kia
    + Niềm tin – Lợi ích đối với quan hệ bên kia
9. Giao dịch:
  • Sau khi trao đổi – đàm phán và đạt được thỏa thuận, giao dịch kinh doanh xảy ra là điều tất yếu. Nguyên tắc cơ bản trong marketing cuối cùng. Giao dịch chính là giá trị của trao đổi.
  • Giao dịch kinh doanh sẽ liên quan đến 2 hoặc nhiều vật có giá trị, điều kiện được thỏa thuận, thời điểm, nơi giao dịch. Một hệ thống pháp lý sẽ được mở ra để hỗ trợ – ràng buộc các bên trong giao dịch theo cam kết
  • Trong marketing căn bản chỉ giới hạn trong khái niệm trao đổi chứ không phải chuyển giao. Nhưng trong nhiều trường hợp chuyển giao vẫn được hiểu là trao đổi

III. Nguyên tắc 4P trong marketing


1. Product:
  • Sản phẩm sẽ bao gồm vô hình và hữu hình. Sản phẩm vô hình thường là các dịch vụ như du lịch, khách sạn,… những dịch vụ mà khách hàng chỉ có thể cảm nhận qua cách các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này hoạt động. Sản phẩm hữu hình là sản phẩm khách hàng có thể chạm vào như xe máy, dao cạo râu,…
2. Price:
  • Là chi phí khách hàng phải bỏ để đổi lấy sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Giá sản phẩm/dịch vụ được xác định bởi: thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, dạng sản phẩm, giá trị cảm nhận sản phẩm,… Với cơ chế thị trường như hiện nay việc định giá sản phẩm là vô cùng quan trọng và khó khăn.
  • Nếu đặt giá trị sản phẩm/dịch vụ quá thấp. Doanh nghiệp sẽ phải sản lượng bán trên một đơn vị bán hàng từ đó để có lợi nhuận. Đặt giá sản phẩm/dịch vụ quá cao, khách hàng khó chấp nhận. Thu hẹp nhóm khách hàng, mất dần lượng khách hàng về tay đối thủ. Bài toán cân đối về giá tương đối khó khăn, có thể được phân tích như sau: điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,……..
3. Place:
  • Kênh phân phối là đại diện các địa điểm mà một hay nhiều sản phẩm/dịch vụ được đặt tại đó mà khách hàng có thể mua. Bao gồm các mặt bằng thực tế, shop online,…
4. Promotions:
  • Là cách nhận diện được thương hiệu sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp của bạn. Để lại ấn tượng, tạo sự gợi nhớ mỗi khi có ý định mua sản phẩm/dịch vụ. Các hoạt động bao gồm: quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào trong phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình, bán hàng qua điện thoại, giới thiệu sản phẩm tại nhà, quan hệ công chúng…

IV. Nguyên tắc marketing giúp chiếm lĩnh trường


1. Nguyên tắc 1: Thắng làm vua – thua làm giặc
  • Doanh nghiệp thành công sẽ biết cách tạo dựng chiến lược marketing căn bản xuất sắc. Marketing là khái niệm tương đối phức tạp, bao gồm vô vàn sắc thái khách nhau chứ không đơn thuần là bán hàng. Marketing là khái niêm trừu tượng không phải ai cũng hiểu. Nhưng với doanh nghiệp thì đây là chia khóa cho sự thành công.
  • Quan điểm công ty lớn có lợi nhuận cao, có quyền định giá, nhân viên của họ thu nhập tốt, hưởng nhiều phụ cấp,… có cơ phát triển trong tương lai. Nhưng công ty nhỏ sẽ bị đào thải
  • Trong kinh doanh điều đó hoàn toàn ngược lại, chiến thắng mới là tất cả. Để giành được chiến thắng các sản phẩm/dịch vụ, doanh số – truyền thông,… của doanh nghiệp bạn phải được đánh giá khách quan từ phía khách hàng. Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được đánh giá tốt hơn đối thủ. Nguyên tắc marketing căn bản hướng đến: “Thắng làm vua, thua làm giặc”. Nếu bạn không chấp nhận được điều này, Promarketing khuyên bạn nên dừng theo đuổi con đường kinh doanh
  • Chiến lược – kế hoạch sẽ phản ánh mục tiêu. Nếu bạn không đưa ra được điều trên, doanh nghiệp của bạn sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Kinh doanh là sự cạnh trạnh, là sự đánh đổi để giành chiến thắng.
2. Nguyên tắc 2: Biến ý tưởng thành sản phẩm khách hàng có thể sử dụng:
  • Thành công của Apple là một minh chứng. Steve Jobs – Apple không phải là người phát minh là công nghệ. Nhưng họ lại tích hợp thành công vào chính sản phẩm của họ và giúp khách hàng có thể sử dụng. Đối với sản phẩm công nghệ đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu. Tìm tòi thử nghiệm trước khi đưa ra thị trường.
3. Nguyên tắc 3: Khác biệt hoặc thất bại:
  • Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn so với đối thủ. Tập trung xác định mục tiêu, phân khúc thị trường,… Định vị sản phẩm – phẩm khúc thị trường là công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp của bạn vượt mặt đối đối bằng những giá trị về sản phẩm/dịch vụ
  • Khác biệt hay thất bại – Sự khác biệt không phải là doanh nghiệp bạn nói. Điều đó là sự chưa đủ, mà phải là chính từ phía khách hàng. Khách hàng cảm nhận được sự khác biệt, tính ưu việt của sản phẩm/dịch vụ thì có thể chiến dịch marketing căn bản doanh nghiệp bạn đã thành công. Còn không sẽ là thất bại
4. Nguyên tắc 4: Không bao giờ được đánh rơi khách hàng dù chỉ 1
  • Khách hàng mới là trung tâm vũ trụ trong kinh doanh. Nhà đầu tư sẽ móc hầu bao để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Nhân viên sản xuất và bán hàng sẽ có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm – đưa tới tay người tiêu dùng.  Sản phẩm/dịch vụ không được khách hàng chào đón đồng nghĩa với việc nhân viên không có việc làm. Nhà đầu tư thua nỗ. Không có khách – không có doanh nghiệp.
  • Chiến dịch marketing căn bản thành công là chiến thắng trong cuộc cạnh trạnh khốc liệt với đối thủ – giữ chân khách hàng, nhận được sự quan tâm từ khách hàng mới. Nhưng không vì điều đó mà doanh nghiệp của bạn làm theo mọi yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu doanh nghiệp của bạn tạo ra – giá trị mang tới khách hàng. Giá trị đóng vai trò quan trọng dẫn tới thành công. Doanh nghiệp của bạn sẽ không thể thành công nếu không tạo ra giá trị cho khách hàng.

V. Yếu tố giúp chiến lược marketing đạt hiệu quả


1. Bắt đầu bằng thông điệp
  • Marketing căn bản bên trong sẽ gồm có các vấn đề giao tiếp giữa bên bán và mua. Thông điệp chính là điểm thuận lợi trong mỗi cuộc đàm phán, giao tiếp. Hãy khéo léo đưa ra thông điệp về thế mạnh doanh nghiệp của bạn hướng sự quan tâm của khách hàng. Cho khách hàng thấy những giá trị khác biệt doanh nghiệp bạn đang có mà đối thủ không hề có
2. Dấu hiệu nhận biết trên nhãn hàng
  • Khách hàng có thể nhớ đến doanh nghiệp của bạn. Nhớ đến sản phẩm/dịch vụ thông qua hình ảnh, màu sắc, con chữ,… Khách hàng có yêu thích những gì doanh nghiệp bạn đưa tới hay không? Từ đó mới khiến khách hàng nhớ đến nhãn hiệu doanh nghiệp bạn. Nhãn hiệu cần thiết kế đơn giản, dễ nhớ,……
3. Công cụ marketing hỗ trợ
  • Hãy tiếp cận khách hàng và để khách hàng biết tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thông qua nhiều kênh thay vì chỉ truyền hình và sách báo. Sử dụng nhiều công cụ marketing, ý tưởng mới để có thể làm thỏa mãn. Khiến khách hàng vui và muốn tìm hiểu doanh nghiệp của bạn. Cố gắng đưa ra thông tin hữu ích để khách hàng sử dụng và đo tính hiệu quả

* Kết luận về Marketing căn bản:

Vừa rồi là khái niệm chi tiết về marketing căn bản. Về những thành phần bên trong cấu thành marketing căn bản. Bạn có thể dựa vào đây tham khảo và phác thảo ra chiến lược marketing sắp tới cho doanh nghiệp của bạn. Marketing căn bản có thể coi là bước nền phù hợp với cả những ai đang có ý định thành lập doanh nghiệp. Hãy cùng đồng hành với Promarketing để có thêm nhiều hơn nữa những kiến thức, mẹo hay liên quan đến marketing online bạn nhé

Tham khảo một số bài viết khác tại:
Website: https://promarketing.edu.vn/category/kien-thuc-marketing-online
Fanpage: https://www.facebook.com/promarketingads

Tag:

Các tin liên quan

11 Th5

Những Status Mỹ Phẩm Có Nhiều Tương Tác P3

Những Status Mỹ Phẩm Có Nhiều Tương Tác Phần 3 ( P3 ) Dành Cho Bạn. Hình ảnh kèm dòng những Status Mỹ Phẩm vui, hài hước,… là cách để lôi cuốn khách hàng tới nhiều ...
0913 224 328